SGTT.VN - định vị xe máy bằng SIM điện thoại, định
vị vệ tinh GPS, thẻ chip RFID… là một số công nghệ mới được áp dụng cho
thiết bị chống trộm xe máy. Mỗi thiết bị dinh vi xe may đều có ưu/nhược điểm khác nhau
và tuỳ nhu cầu sử dụng, chủ xe sẽ chọn cho mình một thiết bị thích hợp.
Hình ảnh minh hoạ hoạt động của thiết bị chống trộm gắn trên xe máy. Ảnh: TL
|
Chống trộm bằng SIM điện thoại
Ông Đặng Xuân Quỳnh, giám đốc công ty Setech Việt, cho
biết: thiết bị định vị chống trộm xe máy S-Bike Pro là phiên bản mới được tích
hợp cả hai cách thức định vị qua trạm phát sóng di động BTS và định vị
vệ tinh toàn cầu GPS. Nhờ vậy, S-Bike Pro có khả năng xác định vị trí xe
chính xác hơn cách thức xác định vị trí qua trạm phát sóng di động.
Việc kết hợp cả hai công nghệ này sẽ tăng độ chính xác
khi xác định vị trí xe. Khi dùng định vị GPS, nếu xe bị giấu dưới hầm
hoặc nơi ẩn khuất, che chắn sẽ không dò ra được. Còn khi dùng định vị
Cell-ID, nếu như trạm phát sóng quá thưa (ở vùng sâu, vùng xa) thì toạ
độ có sai số rất cao.
S-Bike Pro tiết kiệm điện hơn so với S-Bike, mức tiêu
hao điện của nó khoảng 5,3mAh – chỉ bằng 1/4 so với phiên bản trước. Đặc
biệt, để tránh tình trạng bị khoá SIM (do không đủ tiền trong tài
khoản) S-Bike Pro có thể nhắn tin SMS nhắc nhở chủ xe nạp tiền vào tài
khoản (nếu dưới 5.000 đồng) và thông báo số tiền còn lại trong tài
khoản.
Các thiết bị chống trộm bằng công nghệ Cell-ID sẽ giúp
xác định vị trí xe qua trạm phát sóng di động BTS. Trong thiết bị sẽ gắn
kèm một SIM điện thoại đã nạp tiền vào tài khoản để thiết bị có thể
giao tiếp (nhắn tin, trả lời cuộc gọi) với chủ xe.
Khi cần thiết lập chế độ chống trộm, người dùng chỉ cần
nhắn tin theo cú pháp quy định hoặc gọi cho số điện thoại, thiết bị.
Nếu nhận được cuộc gọi đến, thiết bị sẽ nhá đèn xinhan (đã kích hoạt) và
từ chối cuộc gọi. Chủ xe cần nhớ số điện thoại và mật khẩu để sử dụng
thiết bị chống trộm dùng công nghệ Cell-ID. Có thể nạp tiền, kiểm tra
tài khoản, trạng thái thiết bị chống trộm, đổi mật khẩu… thông qua tin
nhắn SMS.
Chống trộm “từ xa”
Trên thị trường có thiết bị chống trộm xe máy sử dụng
thẻ từ/chip RFID (nhận dạng qua sóng vô tuyến – Radio Frequency
Identification). Ngoài chìa khoá, phải cầm thẻ chip ở khoảng cách thích
hợp mới có thể khởi động máy – thiết bị tự động nhận dạng. Sau khi gắn
thẻ chip RFID vào xe thì mỗi khi chủ xe di chuyển khỏi khoảng cách (vài
mét hoặc chục mét) thì xe máy sẽ tự động khoá; nếu có người chạm đến sẽ
báo động và sau đó vài chục giây thì tắt máy. Thiết bị này sẽ tự động
kích hoạt chế độ chống trộm sau khi di chuyển thẻ chip khỏi xe.
Đối với thẻ từ thì chủ xe phải quét thẻ từ vào thiết bị
chống trộm mới có thể khởi động máy. Sau khi tắt máy, rút chìa khoá ra –
thiết bị sẽ tự động thiết lập chế độ chống trộm (chớp đèn, hú còi nếu
có người phá khoá). Nếu có người đụng vào xe, thiết bị sẽ hú còi cảnh
báo 2 – 3 giây rồi tắt.
Do đó, nếu chủ xe có để quên chìa khoá trên xe vẫn
không bị mất vì phải có thẻ từ mới khởi động máy được. Cách chống trộm
này cũng giống như thiết bị chống trộm dùng IC cảm ứng – chủ xe phải
chạm vào một điểm bí mật (IC cảm ứng) mới có thể khởi động xe. Nếu kẻ
gian không chạm vào điểm cảm ứng và cố gắng khởi động xe thì thiết bị
chống trộm sẽ hú còi và tự động tắt máy.
Còn thiết bị chống trộm sử dụng remote hiện nay đã cải
tiến nhiều về hình thức. Trên remote có màn hình để quan sát trạng thái
xe (bị rung lắc hay bị phá khoá); nếu có kẻ gian lấy trộm sẽ báo rung
trên remote như điện thoại di động. Các tính năng khác của thiết bị
chống trộm dùng remote vẫn như cũ: Khởi động từ xa, chống trộm hoặc tắt
máy đột ngột khi bị cướp, tìm xe trong bãi giữ xe…
Lưu ý khi gắn thiết bị chống trộm
Một nhân viên bộ phận kỹ thuật công ty Yamaha Motor
Việt Nam cho biết: việc gắn thiết bị chống trộm vào xe máy có thể dẫn
đến việc tiêu hao bình điện và có thể gây ra sự cố. Trước đây, một số
loại thiết bị chống trộm có xuất xứ trôi nổi đã gây ra sự cố và các trạm
bảo hành chính hãng thường đề nghị khách hàng tháo thiết bị ra. Đặc
biệt, đối với dòng xe tay ga, xe số sử dụng bộ phun xăng điện tử (FI) sẽ
cần đến nguồn điện áp ổn định khi khởi động. Việc gắn thêm thiết bị
chống trộm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ ổn định của điện áp.
Đối với các thiết bị chống trộm bằng thẻ từ, RFID hoặc
IC cảm ứng vẫn tồn tại một số nguy cơ hỏng hóc do ngấm nước khi rửa xe,
phá thiết bị chống trộm bằng nam châm, súng điện… Chỉ có các thiết bị
chống trộm cao cấp mới được trang bị lớp vỏ chống thấm nước, chống gây
nhiễu bằng nam châm.
Xem thêm thiet bi dinh vi oto
Trả lờiXóa