Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Doanh nghiệp vận tải chưa nghiêm túc trong việc lắp thiết bị định vị

Đã qua 2 tháng kể từ thời điểm bắt buộc các loại xe kinh doanh vận tải hành khách phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen ô tô) nhưng hiện tại còn rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ với quy định này. 

Nguyên nhân chính là đến 1/7/2013, chế tài xử phạt mới được áp dụng chính thức với mức phạt 2-3 triệu đồng cho lỗi vi phạm không lắp thiết bị giám sát hành trình.




Còn nhiều doanh nghiệp vận tải chưa lắp “hộp đen” theo quy định

Theo đánh giá chung của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hầu hết đều thực hiện triển khai nghiêm túc việc lắp đặt hộp đen đúng thời hạn.


Theo Nghị định số33/2011/NĐ-CP, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7/2013.


Tuy nhiên, các đơn vị vận tải có xe thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đến ngày 1/7/2012 vẫn phải hoàn thành việc lắp đặt. Đến thời điểm này, nếu doanh nghiệp vận tải không thực hiện đúng quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nghĩa là đã vi phạm điều kiện kinh doanh và sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải.


Báo cáo của Sở GTVT các địa phương gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, đến ngày 1/7/2012, số lượng phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình là 58.259 xe. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm 31/5/2012, đã có 31.039 xe lắp đặt, đạt tỷ lệ 53%; số xe còn lại, các đơn vị vận tải đều đã có kế hoạch lắp đặt trong tháng 6/2012 để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Hiện các địa phương đang khẩn trương tổng hợp số liệu gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một lượng rất lớn các xe kinh doanh vận tải trong diện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đang tìm cách “né” luật.


Nguyên nhân từ đâu

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp vận tải chậm triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ô tô theo quy định là do nhận thức của chủ doanh nghiệp về vấn đề này. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp vận tải lớn như Mai Linh, Transerco… chủ động trang bị “hộp đen” cho phương tiện, để hỗ trợ công tác quản lý thì nhiều đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lại tìm mọi cách đối phó, lách luật, chậm tiến độ lắp đặt.



Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khoảng trên 80% doanh nghiệp đăng ký KDVT hành khách hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 10 xe, công tác quản lý và điều hành hoạt động lỏng lẻo, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và ATGT.

Xung quanh quy định về lắp “hộp đen” cho ô tô, chúng tôi được biết nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể không những không mặn mà với việc lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), mà còn hiểu sai quy định của Chính phủ với lý do là đến năm 2013 các ngành chức năng mới bắt đầu xử phạt phương tiện, khi đó lắp cũng... chưa muộn.


Mặt khác, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa hiểu về cách thức quản lý của hệ thống giám sát hành trình, băn khoăn về chi phí trang bị máy chủ, máy tính để kiểm tra thông tin của phương tiện, chi phí vận hành của sản phẩm.


Một điều quan trọng nữa, chủ doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được vai trò của thiết bị giám sát hành trình đối việc quản lý xe và tài xế. Ông Nguyễn Tấn Tài - thường trú thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi chia sẻ: Gia đình chú chỉ có một xe chở khách du lịch, nên lắp hộp đen chẳng có tác dụng gì cả. Không lẽ chú lắp hộp đen để chú lái xe, còn vợ ở nhà theo dõi quản lý???


Ngoài những nguyên nhân về phía bản thân doanh nghiệp vận tải, việc nhập nhẹm của thị trường hộp đen, với nhiều sản phẩm chất lượng không tốt cũng đang làm mất dần niềm tin của một số đơn vị vận tải. Sản phẩm chưa ổn định, lái xe lại tìm mọi cách để phá, nên việc chủ doanh nghiệp sử dụng “hộp đen” như một bài toán quản lý không phải là điều dễ dàng. “Mỗi lần nghe tiếng tít tít báo vượt quá tốc độ cho phép là tôi muốn tháo vứt nó đi, chắc ít hôm nữa tôi sẽ vứt thôi, nhiều xe khác cũng làm vậy”- đó là tuyên bố của một tài xế lái xe khách giường nằm cao cấp thuộc một đơn vị vận tải tại Gia Lai. Sự bất hợp tác này khiến việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình gặp nhiều khó khăn và không thực sự phát huy hết tác dụng.


Cần một giải pháp tổng thể

Để triển khai quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các xe kinh doanh vận tải hành khách không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình và chính bản thân các chủ doanh nghiệp vận tải.


Những chương trình đào tạo, phối hợp tổ chức hội thảo, các buổi tập huấn, tăng cường thông tin tuyên truyền về lợi ích thực sự của thiết bị giám sát hành trình, cách thức hoạt động, việc đơn giản hóa quá trình sử dụng hệ thống có lẽ nên là điều đầu tiên chúng ta cần nhắm tới.


Kiểm soát chặt chẽ chất lượng của thiết bị giám sát hành trình cung cấp trên thị trường cũng là điều cần thiết. Để làm được điều này, vấn đề không chỉ nằm ở những quy định chặt chẽ của luật mà còn nằm ở ý thức của các đơn vị cung cấp thiết bị. Ngoài việc đưa ra thị trường sản phẩm chuẩn, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật như yêu cầu của Thông tư 08/2011/TT-BGTVT, các đơn vị này còn phải cam kết những vấn đề về bảo hành, dịch vụ chính xác cho người sử dụng.


Về phía các chủ doanh nghiệp vận tải, hơn ai hết, họ nên là người chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường để luôn luôn là người tiêu dùng thông minh và là nhà quản lý thông thái. Đừng để doanh nghiệp vận tải chạy đua theo luật, mà hãy để chính sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quản lý xe và tài xế tốt hơn nhờ thiết bị giám sát hành trình…

xem thêm về thiết bđịnh vô tô hợp quy tại đây: dinhvixehoivietglobal.jimdo.com

1 nhận xét:

 
Copyright © . Định vị gps oto xe máy - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger